Đại lý chính thức gốm sứ Minh Long 1 - Việt Nam

CTY TNHH MTV Vương Khánh Vinh - gomsuminhlong1.vn

FBNC - Công ty Gốm Sứ Minh Long 1

Được tải lên bởi daisuhangviet vào 12-07-2011

Hướng tới thương hiệu gốm sứ toàn cầu


Ông Lý Ngọc Minh, Tổng giám đốc Công ty Gốm sứ Minh Long I:
Hướng tới thương hiệu gốm sứ toàn cầu
T.H thực hiện

Ông Lý Ngọc Minh giới thiệu hai sản phẩm độc
đáo - Chén ngọc Thăng Long và Cúp Hồn Việt.
Ông Lý Ngọc Minh, Tổng giám đốc Công ty Gốm sứ Minh Long I, nói về những công nghệ mới nhất mà công ty đang áp dụng để sản xuất ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh toàn cầu.
Festival Gốm sứ Việt Nam-Bình Dương 2010 là một trong những lễ hội lớn nhất ở miền Nam hướng đến kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, nghệ nhân làng nghề gốm sứ của Bình Dương và các địa phương khác trong cả nước, Festival là cơ hội để giới thiệu cho cả nước và bạn bè quốc tế các sản phẩm gốm sứ của cả nước. Nhân dịp này, tạp chí Tia Sáng đã phỏng vấn ông Lý Ngọc Minh, Tổng giám đốc Công ty Gốm sứ Minh Long I, một trong những doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội Gốm sứ Bình Dương.
Với tư cách là một đơn vị thành viên của Hiệp hội Gốm sứ Bình Dương, vai trò của Công ty gốm sứ Minh Long I trong Festival lần này là như thế nào?

Festival Gốm sứ Việt Nam-Bình Dương lần này nhằm tạo ra sân chơi cho các đồng nghiệp, các thành viên trong Hiệp hội Gốm sứ Bình Dương có dịp biểu diễn các công nghệ sản xuất gốm sứ, triển lãm các sản phẩm độc đáo và khoe tài trên các sản phẩm đó. Đây là dịp để các thành viên trong hiệp hội trưng bày những sản phẩm độc đáo của mình giúp công chúng biết đến họ nhiều hơn và chiêm ngưỡng những sản phẩm đẹp, mới lạ, lần đầu được giới thiệu trên thị trường. 

Festival lần này được coi là cây cầu nối nhằm giúp các doanh nghiệp trong hiệp hội có điều kiện tiếp cận với thị trường trong nước, với người tiêu dùng và giới thiệu các sản phẩm trước đây chủ yếu để xuất khẩu tới người tiêu dùng trong nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gốm sứ giao lưu, học hỏi và hợp tác với nhau để cùng phát triển. Ngoài ra, Festival cũng là giúp Công ty Minh Long I được giao lưu với các hiệp hội, làng nghề và bạn bè từ những nước khác để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm.

Xin ông cho biết Minh Long I sẽ mang tới Festival Gốm sứ Việt Nam Bình Dương 2010 những sản phẩm gì? 

Trong Festival lần này, Công ty Minh Long I sẽ mang tới liên hoan những sản phẩm độc đáo, kỷ lục đã từng được Minh Long giới thiệu vào năm 2009, như chiếc Cúp Lạc Hồng hay Chén Ngọc Thăng Long.

Chiếc Cúp Lạc Hồng 
chiều cao là 80cm, trọng lượng 20 kg có họa tiết Rồng Phượng (vừa Rồng vừa Tiên ), với dáng vẻ uy nghi của một vị vua, chung quanh có sáu con rồng chầu như lúc vua lâm triều với bá quan văn võ, bên trên có 2 con rồng quấn quýt nhau như sự thương yêu đoàn kết.

Còn Chén Ngọc Thăng Long có trọng lượng 29 kg, cao 80 cm với các họa tiết khắc họa quá trình hình thành Thăng Long - Hà Nội. Trên chiếc chén vẽ hai cảnh. Cảnh Thăng Long 1000 năm trước mô phỏng theo sách vở cha ông để lại, với Hồ Hoàn Kiếm, Hoàng Thành Thăng Long, với tấp nập tàu thuyền và chợ búa; và cảnh Hà Nội ngày nay với Lăng Bác, Chùa Một Cột, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Thê Húc, Phủ Chủ tịch...

Trong liên hoan lần này, Minh Long I cũng giới thiệu Chén Ngọc Văn Lang cao 80 cm nặng 29 kg. Họa tiết hoa văn trên Chén Ngọc Văn Lang, một mặt miêu tả cảnh sinh họat cộng đồng các dân tộc thời vua Hùng dựng nước, với cảnh sản xuất giã gạo, chẻ củi, săn bắt, cảnh sinh hoạt cộng đồng bên nhà sàn gắn liền với văn minh lúa nước thời Đông Sơn… Mặt còn lại của chén là cảnh miền quê Nam bộ với hình ảnh luỹ tre làng, những hình ảnh tuổi thơ hồn nhiên như kéo mo cau, nhảy dây…, tất cả đều gần gũi và diễn tả một cuộc sống an nhàn, thanh bình trong một làng quê êm ả.

Còn Cúp Hồn Việt là chiếc cúp phá kỷ lục với chiều cao 1 mét và nặng 39kg thì miêu tả những danh lam thắng cảnh đẹp của Việt Nam như Vịnh Hạ Long, Chùa Một Cột, Hồ Gươm… Trên chiếc cúp cũng có những cảnh sinh hoạt cộng đồng như thiếu nữ đi lễ chùa, những em bé nhảy dây, những hình ảnh xe ngựa …, giúp cho người xem tìm về cội nguồn dân tộc và thấy cả mình trong đó. Ngoài ra, những cánh hoa sen cách điệu, những cành dương xỉ tượng trưng cho lịch sử lâu đời của dân tộc Việt Nam cũng sẽ được những họa sĩ tài năng của công ty Minh Long I thể hiện trên các sản phẩm của mình. 


Để hòa nhịp cùng chủ đề của Festival: “Gốm sứ - Thế giới sắc màu” và đưa con người về với thiên nhiên, Minh Long dùng sứ Fine China để đem đến Festival bộ sản phẩm màu ngà sang trọng; bộ Ngọc Biến với những sản phẩm hình dáng con sò, con ốc rất dễ thương, rất đẹp và sang trọng, đặc biệt rất trang nhã trên bàn tiệc.

Để có được những sản phẩm đó, ngoài phần mỹ thuật hẳn ông đã áp dụng những công nghệ mới?

Những sản phẩm mới mà Công ty Minh Long I đưa ra tại Festival đều là các sản phẩm có kích thước lớn, được tạo ra từ những công nghệ mang tính tự động hóa cao như công nghệ máy dập bột, máy đúc áp lực cao … Trước khi sản xuất các chuyên gia của công ty phải nghiên cứu kỹ về nguyên vật liệu, cách tạo dáng sản phẩm, nhiệt độ nung để làm sao khi sản phẩm hoàn thành phải không bị nứt, không bị nghiêng ngả. Điều đặc biệt là khi nung ở nhiệt độ cao thân đất phải hóa sứ phải trở nên mềm và có độ co rút cỡ 20 %, kế đến là màu sắc và họa tiết phải làm sao có màu trông tươi thắm, đẹp mắt. Nhờ sử dụng phục chế màu xanh cobal (blue Huế) trên nền men ngọc nên trông rất đẹp. Sản phẩm lại được nung ở nhiệt độ cao, do vậy cảnh trí rất đẹp trông có chiều sâu. 

Ông có thể đưa ra một ví dụ về tác động của công nghệ cao đối với sản phẩm của Minh Long.

Công nghệ chiếm phần quan trọng trong việc sản xuất sản phẩm bởi nếu như chúng ta có công nghệ tốt thì chúng ta sẽ tạo ra được những sản phẩm tốt, giá thành hợp lý và sản xuất theo dây chuyền hàng loạt, tạo ra những sản phẩm có độ đồng nhất cao. 

Trước đây chúng ta đã biết Minh Long I ứng dụng thành công Công nghệ Nano – tạo ra chất phụ gia cực nhỏ cỡ nanomet để phủ kính bề mặt men trên sản phẩm làm cho sản phẩm trở nên láng bóng, ít trầy xước, khó bám bẩn. Giờ thì công ty đã tạo công nghệ mới với mặt men và thân đất sản phẩm siêu cứng. Khách hàng có thể cảm nhận độ cứng của sản phẩm qua việc đóng được đinh 4 phân lên miếng gỗ bằng miệng thành của sản phẩm mà không để lại vết trầy men dù miệng sản phẩm men rất mỏng, chỉ dầy cỡ 2 ly.

Làm thế nào để Minh Long I làm chủ được những công nghệ này?

Công nghệ mới mà Minh Long I đang áp dụng là Trước đây để có được khuôn đúc áp lực thì công ty phải nhập từ nước ngoài với giá từ 8.000-10.000 euro và mất khoảng thời gian từ 3-4 tháng (nhập công nghệ, lắp đặt, chạy thử…), khuôn dập bột nếu nhập từ nước ngoài phải tốn chi phí khỏang 25.000-28.000 euro. 

Từ nhiều năm nay, chúng tôi đã đầu tư nhiều tỉ đồng, thu hút một số chuyên gia giỏi từng bước hình thành một cơ sở nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ mới. Do vậy đến nay Công ty Minh Long I đã chế tạo được sản phẩm thay thế các máy móc nhập ngoại với chi phí và nguyên vật liệu trong nước, giá thành chỉ vào khoảng chưa tới một nửa, cỡ 3.000-5.000 euro cho khuôn đúc áp lực và 5.000-8.000 euro với khuôn dập bột. Bên cạnh đó rút ngắn được thời gian lắp ráp, vận hành và chất lượng của các sản phẩm này hoàn toàn tương đương với hàng ngoại nhập. Từ đó rút ngắn được thời gian sản xuất sản phẩm, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng.

So sánh về trình độ công nghệ sản xuất gốm sứ hiện nay, chúng ta đang ở mức nào so với các quốc gia có truyền thống sản xuất gốm sứ?

Riêng với công ty Minh Long, chúng tôi có thể hãnh diện vì công ty đã áp dụng được các công nghệ cao vào loại hiện đại trên thế giới vào sản xuất. Còn công nghệ sản xuất gốm sứ Việt Nam, nhất là ở các làng nghề truyền thống, nhìn chung còn ở trình độ thấp.

Chính phủ vừa ban hành danh mục một số sản phẩm công nghệ cao được ưu tiên đầu tư, trong đó có gốm sứ dân dụng và công nghiệp. Ông mong muốn nhận được sự ưu đãi gì? 

Tôi hy vọng sẽ được sự trợ giúp của Bộ KH&CN và các Bộ, ngành có liên quan trong việc hình thành một trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ mới để các doanh nghiệp đỡ mất thì giờ, công sức tìm kiếm học hỏi và cùng góp phần với Minh Long tạo dựng được một số thương hiệu gốm sứ nổi tiếng có tính toàn cầu. 
 
Xin cám ơn ông.


MINH LONG I - HỒN ĐẤT TRONG MỖI NẾP NHÀ


MINH LONG I - HỒN ĐẤT TRONG MỖI NẾP NHÀ

( 15/06/2012 | 03:10 PM )
Trước khi đến với cuộc hành trình tham quan Công ty Minh Long I, những gì có trong đầu tôi về nghề gốm sứ là hình ảnh người thợ gốm tay chân lem luốt bùn đất, nhà xưởng lộn xộn, những dãy lò nung đen ngòm, cái nóng hầm hập lửa... Thậm chí có vài sinh viên đùa tôi rằng “Đi Minh Long cạp đất mà ăn à?”
Đến nơi, mới thấy tất cả đã nhầm!
Theo chân người con trai của chú Lý Ngọc Minh – Anh Lý Huy Đạt, vị phó tổng giám đốc trẻ tuổi đầy tâm huyết của dòng họ Lý, chúng tôi bước vào một thế giới khác của gốm sứ, cái thế giới dễ làm “say” những ai lần đầu đặt chân đến. Chúng tôi được tận mắt chứng kiến một nhà máy hiện đại hoá hoàn toàn với những chiếc máy sấy, nung liên hoàn, những cánh tay rô - bốt làm việc thay người, máy đóng logo, dây chuyền nhúng men gốm... Tất cả các sản phẩm được mã hoá và kiểm soát qua màn hình  để đảm bảo không bị thất thoát hoặc hư hỏng.

Không “say” sao được khi những sản phẩm tinh xảo đến lạ lùng lại tưởng chừng chỉ có thể được chăm chút nâng niu bởi bàn tay tỉ mỉ của những nghệ nhân xưa, nay được tạo ra bởi cổ máy vô tri vô giác, một dây chuyền hiện đại bậc nhất. Tất cả các quy trình là một vòng tròn khép kín, theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế ISO. Khâu xử lý nước và khí thải cũng được kiểm soát để hạn chế tác hại đến môi trường.
Tuy nhiên điều làm Minh Long I tự hào không chỉ là công nghệ và chất lượng sản phẩm của Minh Long I không thua kém bất cứ nơi nào trên Thế Giới; mà còn là nét đặc trưng Việt Nam trong từng sản phẩm có hồn của mình đã làm nên sự khác biệt. Nguyên tắc “4 không – 4 có” và “5 sẵn sàng” là kim chỉ nam bao đời nay của gia tộc họ Lý khi làm ra những sản phẩm gốm sứ. Gần 70% nguyên liệu làm nên gốm sứ từ thạch anh, cao lanh và tràng thạch đều được nhập về từ nước ngoài, 30% còn lại phải được khai thác và chọn lọc kỹ lưỡng để có thể cho ra đời những dòng sản phẩm chất lượng nhất.
Và vì máy móc là chỉ là công cụ, còn tinh hoa đến từ đất và tinh xảo đến bàn tay khối óc con người, nên những gì chúng tôi thấy, nghe, và tận tay sờ vào từng vật phẩm sau đó là những ấn tượng khó phai nhạt.
Rời nhà máy sản xuất, theo đại lộ Bình Dương chúng tôi đến showroom Minh Sáng Plaza. Choáng ngợp là cảm giác đầu tiên. Choáng trước cơ ngơi đồ sộ của một công ty gia đình, ngợp trước vô vàn sản phẩm gốm tinh xảo và đẹp rạng ngời.     
Đoàn tham quan vào một phòng chiếu phim hiện đại, cùng theo dõi một bộ phim tư liệu mang tên “Đất của mẹ” – do chính Tổng giám đốc Lý Ngọc Minh biên tập qua giọng đọc hùng hồn và truyền cảm của NSND Trần Hiếu. Câu chuyện của một hạt bụi bé nhỏ, mong manh: từ lúc được phôi thai trong cuộc hợp hôn của đất – trời – người, qua giai đoạn tạo hình, nhúng men, sinh hạ từ ngọn lửa đỏ 1380 độ C, vẽ và trang trí để cuối cùng cho ra đời sản phẩm mang đậm tinh tuý, cốt cách hồn Việt đã được nhân cách hoá thành câu chuyện “rất người – rất đời”: đất như mẹ mang nặng đẻ đau, lửa như gian nan, thử thách đường đời, mỗi nét vẽ là một chút  nhấn nhá cho hình hài, vóc dáng và trí tuệ con hoàn hảo để rồi ngày con vinh quy “ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau” thì đất mẹ chỉ còn là mùi thơm nồng thoảng nhẹ.
Bộ phim ngắn vừa khép lại như một thước phim quay nhanh về cuộc đời của một con người, một dòng họ dựng nghiệp từ đất và vinh quang cũng từ đất!   
Đã đến lúc tận mắt được nhìn, được cảm và được thán phục “câu chuyện của hạt bụi”. Chúng tôi tận mắt ngắm nhìn những sản phẩm độc đáo phải mất đến 5 năm để hòa thành, mà theo lời cô hướng dẫn viên có người trả đến 5 tỉ cũng không bán.  Chúng tôi chọn cho mình những bức tượng tí hon, cầm trong tay chiếc ly sứ Minh Long như một kỷ niệm đẹp của chuyến đi.
Chuyến đi kết thúc, chúng tôi hiểu hơn về một doanh nghiệp gia đình ở tận Xứ Gốm Bình Dương đã vươn rộng cánh tay, tự tin đứng chung sân như chàng David bé nhỏ bên cạnh những Goliat khổng lồ là những sản phẩm đến từ cái nôi của gốm nay được chắp thêm cánh với công nghệ sản xuất hiện đại. Chỉ bằng một chân lý – thổi cốt cách, tâm hồn và văn hoá Viêt đượm nồng vào từ chiếc tách, chiếc muỗng, cả những tác phẩm men ngọc tuyệt tác, Minh Long I gửi gắm Hồn Việt vào trong mỗi nếp nhà.
 


Trải lòng về khủng hoảng ở VN

- Thống kê trong năm 2012 cho thấy 30% doanh nghiệp Việt Nam đang trên bờ vực phá sản với khối nợ xấu gần 10 tỷ USD đang đè nặng lên khả năng phục hồi của nền kinh tế. Ông/bà đón nhận những thông tin này với tâm thế như thế nào? Sự kỳ diệu của tăng trưởng Việt Nam liệu đã mất?
- Ông Lý Ngọc MinhNăm 2009, khủng hoảng kinh tế xảy ra, tôi đoán câu chuyện sẽ dẫn tới như hôm nay nên Minh Long đã có sự chuẩn bị, nhất là đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp tình hình. Tuy hiện nay Minh Long không nợ nhiều ngân hàng, nhưng trước thông tin các doanh nghiệp nợ xấu với con số lên tới gần 10 tỷ USD, tôi cũng lo vì nếu tình hình kéo dài, nhiều doanh nghiệp, trong đó có mình cũng sẽ có nguy cơ bị nợ.

- Nếu được nói ngắn gọn thì những khó khăn này do nguyên nhân nào gây ra? Vấn đề lớn nhất doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt là gì? Liệu có phải do yếu kém nội tại của Việt Nam, mà cơ bản nhất là các chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hay nội tại yếu kém của doanh nghiệp?
- Ông Lý Ngọc Minh: Trước hết là do chính doanh nghiệp đã có những chiến lược kinh doanh cũng như đầu tư không đúng, tràn lan, không có tiêu điểm rõ ràng. Thực tế, thời gian qua, các doanh nghiệp, cả khối nhà nước và tư nhân, nếu đầu tư một nghề và chí cốt đi theo nghề đó thì ít bị khó khăn hơn. Đầu tư trái ngành nghề thì dễ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát, chưa kể khi đầu tư quá lớn gặp lúc kinh tế khủng hoảng, tiền vốn rút về không kịp nên doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ bị phá sản.

- Qua cuộc khủng hoảng, sự thiếu chuyên nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam càng rõ nét. Doanh nghiệp sẽ phân chia mạnh mẽ hơn, chỉ những ai chuyên nghiệp và bài bản mới có thể tồn tại. Vấn đề nội lực của doanh nghiệp nên được nhìn nhận thế nào?
- Ông Lý Ngọc Minh: Nội lực của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay rất yếu, nhất là yếu vốn. Thông thường, người ta có 7 vay 3, còn doanh nghiệp Việt Nam thì có 1 vay 10. Đó cũng là nguyên do khiến các doanh nghiệp khi gặp khủng hoảng rất dễ chới với. Ngoài vốn, cái yếu khác nữa là kiến thức, kinh nghiệm và đầu ra thị trường. Điều này cũng dễ hiểu, là do các doanh nghiệp của ta còn khá non trẻ, lâu nhất cũng chỉ hơn bốn mươi năm, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài có đến cả trăm năm. Vậy nên, vấn đề quan trọng nhất là các doanh nghiệp không chỉ phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn, rõ ràng, mà trong quá trình kinh doanh cần phải trau dồi , học hỏi để xây dựng cho mình một văn hóa công ty và một cung cách kinh doanh bài bản.

- Việt Nam không thiếu nhân tài và nguồn lực. Là những doanh nghiệp có tên tuổi của Việt Nam hiện nay, ông/bà trải nghiệm nhận định này như thế nào? Một câu hỏi dù cũ nhưng cũng xin được nhắc lại: Việt Nam nên phát huy nguồn lực này bằng cách nào?
- Ông Lý Ngọc MinhĐúng là chúng ta rất dồi dào nguồn nhân lực, nhưng trình độ học lực lại không nhiều, thể lực, sức chịu đựng cũng kém... Đây là điều rất đáng lo ngại vì hiện nay, nguồn nhân công giá rẻ của chúng ta đã không được các nhà đầu tư, các tập đoàn nước ngoài quan tâm, vì nếu chỉ có nguồn nhân lực giá rẻ mà không có tay nghề và trình độ thì cũng rất khó khăn cho các doanh nghiệp.
Để phát huy nguồn nhân lực thì trước hết ở phía Nhà nước phải thay đổi cách đào tạo. Chẳng hạn, ở các nước, nghề nào cũng có trường đào tạo và muốn đi làm nghề nào thì phải đi học hai năm chuyên nghề đó. Bên cạnh đó, bản thân doanh nghiệp cũng phải tự đào tạo, và cách đào tạo, phát huy nguồn nhân tài tốt nhất mà Minh Long đã thực hiện thành công, là đào tạo từ dưới lên. Cách đào tạo này tuy rất khó thực hiện vì đòi hỏi người lãnh đạo doanh nghiệp phải có thời gian rất dài, rất sâu sát nhân viên mới có thể phát hiện ra hạt giống để ươm mầm, sau đó phải có thời gian đào tạo, uốn nắn. Tuy nhiên, khi đã làm đươc điều này thì chính những hạt giống này sẽ là những nhân tài, là người làm việc lâu dài với công ty hơn vì họ đã có thời gian gắn bó cũng như hiểu rõ văn hóa công ty.


- Giữa lúc khó khăn như vậy, vẫn có doanh nhân Việt Nam nhận giải thưởng về tinh thần lập nghiệp, bản lĩnh vươn lên của doanh nhân Việt Nam. Nếu có một thông điệp từ hình ảnh này thì ông/bà sẽ gửi thông điệp gì từ chính doanh nghiệp của mình?
- Ông Lý Ngọc MinhTừ bé, nhìn những mặt hàng sứ của Nhật, tôi đã có hoài bão lớn lên mình sẽ làm được không thua kém như thế, ước mơ đó đeo đuổi tôi mãi. Khi đọc những cuốn sách của Nguyễn Hiến Lê, tôi học được rất nhiều những tấm gương và cảm thấy rất ngưỡng mộ những nhân vật tuy bình thường, thậm chí bị tàn tật, câm điếc mà vẫn thực hiện thành công hoài bão, ước mơ của mình.
Từ hoài bão ấp ủ học hỏi từ những tấm gương này, một lần được đi cùng cha đến triển lãm gốm sứ, tận mắt chiêm ngưỡng những sản phẩm của chú Siêu, là người đã làm một cuộc “cách mạng” khi trình làng những cái chén giống như của Nhật Bản, tôi đã có động lực để thực hiện hoài bão. Và trên con đường thực hiện giấc mơ, tôi đã vượt qua biết bao gian khó. Hầu như chặng đường nào, chiến lược nào tôi đưa ra thực hiện cũng gặp trắc trở, khó khăn.
Chia sẻ điều này, tôi muốn gửi thông điệp: Càng khó khăn, càng phải giữ vững tinh thần, ý chí để tỉnh táo tìm cách vượt khó. Mà muốn làm được điều này thì trước hết anh phải có đam mê, hoài bão với công việc của mình. Và trên hết phải có kiến thức, liên tục trau dồi, học hỏi từ những cái nhỏ nhất, từ bất cứ điều gì quanh mình.

Doanh nhân Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, góp phần mang lại sức sống cho nền kinh tế Việt Nam, tạo công ăn việc làm, phát triển cộng đồng và xây dựng nền kinh tế đất nước. Ông/bà nghĩ sao khi nhiều nước, kể cả phương Tây, đang phải thực hiện nhiều chương trình nuôi dưỡng và phát triển tinh thần doanh nhân?
- Ông Lý Ngọc MinhÔng bà xưa có câu “Phi thương bất phú”. Vì vậy, một đất nước muốn phát triển mạnh thì phải có những doanh nhân trí tuệ, những doanh nghiệp hùng mạnh.
Vậy nên, nuôi dưỡng tinh thần doanh nhân, giải quyết bài toán kinh tế để doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đủ sức mạnh vươn ra thương trường trong và ngoài nước là điều vô cùng quan trọng và phải ưu tiên thực hiện càng sớm càng tốt.

- Hơn 20 năm kinh doanh, điều gì là tâm đắc nhất đối với ông/bà? Điều gì phiền lòng và khiến ông/bà suy nghĩ nhiều nhất?
- Ông Lý Ngọc Minh: Tôi vẫn chờ đợi và đặt ra mục tiêu cho những điều tâm đắc hơn. Còn điều khiến tôi phải suy nghĩ nhiều nhất là chính sách, luật khi đưa ra ban hành thì chưa sâu sát, chưa thấu hiểu những thiệt hại, khó khăn cho doanh nghiệp, chưa cho doanh nghiệp lộ trình để chuẩn bị.