Đại lý chính thức gốm sứ Minh Long 1 - Việt Nam

CTY TNHH MTV Vương Khánh Vinh - gomsuminhlong1.vn

Cúp Lạc Hồng - Gốm sứ Minh Long 1- Đấu giá gây quỹ cho người nghèo

Cúp Lạc Hồng đấu giá gây quỹ cho người nghèo

Chương trình Nối Vòng Tay Lớn được tổ chức từ 20h đến 22h ngày 31/12/2009.


Sản phẩm đấu giá trực tiếp là cúp Lạc Hồng do công ty Minh Long 1 chế tác với chiều cao 80 cm, chiều ngang 68 cm có 2 quai rồng, tổng trọng lượng gần 20 kg. Sản phẩm được làm bằng gốm sứ, nung ở nhiệt độ trên 1.000 độ C, các họa tiết, hoa văn được dát vàng 24k. xung quanh cúp được trang trí bởi 6 con rồng, bên trên có 2 con rồng quấn quýt nhau tượng trưng cho sự yêu thương đoàn kết. Kết quả sau cùng Ông Lê Văn Quang – Cty cổ phần Thủy Sản Minh Phú đã trở thành chủ nhân của chiếc cúp. Chiếc cúp đã đấu giá được 5 ,2 tỷ đồng .

MINH LONG 1 SINCE 1970

MINH LONG 1 SINCE 1970
MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 -MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 -MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 -MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 -MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 -MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 -MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 -MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 -MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 -MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 -MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 - MINH LONG 1 SINCE 1970 -

NGƯỜI VỊÊT NÊN DÙNG HÀNG VIỆT.

NGƯỜI VỊÊT NÊN DÙNG HÀNG VIỆT. 
Viết tiếp chuyện “CÁI BÌNH TRÀ” của Phạm-Văn-Trung (Ninh-Kiều Cần Thơ).

Có thể nói đa phần người Việt-nam chúng ta thường dùng trà làm thức uống giải khát hàng ngày. Còn với những người ở cái tuổi xấp xỉ bảy mươi như tôi, thì việc uống trà lại được nâng lên một bực, nghĩa là ngòai công dụng giải khát ra, uống trà còn là một thú tiêu khiển thanh tao, thú vị, dù là cùng thưởng thức với năm ba người hay chỉ ngồi nhâm nhi một mình.
Thế nên, với người uống trà thường xuyên, thì việc sắm sửa cho riêng mình một vài bộ bình tách độc ẩm, song ẩm hay quần ẩm cũng là điều không thể thiếu.


Với tôi, ngòai một vài cái bình con con được thừa hưởng từ ông cha để lại, thì đa phần đều mua các lọai bình gốm sứ trong nước, mà chất lượng hòan tòan không thua kém gì với hàng nhập khẩu từ Trung quốc, nếu không muốn nói là có lọai hơn hẵn, ăn đứt hàng ngọai nhập nói chung, như những chiếc bình tách của gốm sứ Minh-Long chẳng hạng. Đó là sự thật mà không ai có thể chốì cãi.

Mà giá cã nào có đắc đỏ cho cam. Một bộ bình tách của hãng Minh-Long tôi mua trước đây hai năm, gồm một cái đĩa lớn để đựng cái bình độc ẩm và sáu chung nhỏ, giá chưa tới một trăm ngàn đồng. Bây giờ thì có thể giá lên chút đỉnh. Qua hai năm dùng, tôi mới biết được giá trị đặc sắc của nó : men sứ trắng tinh, láng bóng, kinh qua thời gian dài vẫn không bám màu trà. Cứ năm ba bữa rửa xà bông thì sach bóng như mới. Còn những lọai bình tách Trung-quốc mà tôi cũng đã có dịp biết qua, nước men không tinh nhuyễn, không bóng láng và qua xử dụng chừng một tháng, nước men bám chặt màu trà, dù rửa bằng xà bông cũng không sạch được. Thế mới biết tiền nào của nấy.

Cho nên, không phải chỉ có hàng Trung-quốc giá mới rẻ mà ngay trong nước, cũng có rất nhiều hàng hóa khác giá rẻ tương tự, nhưng chất lượng lại hơn gấp bội lần. Chỉ có điều, do tâm lý sính hàng ngọai mà chúng ta đã vô tình ngỏanh mặt lại với hàng nội địa, mặc dù chúng không thua kém gì, từ chất lượng tới giá cã.
Nhân có ông bạn ở Ninh-kiều, Cần thơ tâm tình với bạn đọc Tuổi-trẻ mà như than thở, như tự trách móc, hờn dỗi về một chuyện rất nhỏ là việc mua cái bình trà chế tạo trong nước và của Trung quốc, khiến tôi cũng góp mấy lời.

Thật ra việc mua cái bình trà của ai, nước nào cũng chỉ là một việc nhỏ. Thế nhưng nếu chúng ta để ý một chút thì hằng ngày chúng ta đã vô tình làm biết bao nhiêu việc nhỏ tương tự như mua cái bình trà, nhưng lại có hại rất lớn cho nền công nghệ chế tạo, sản xuất hàng hóa tiêu dùng trong nước, vô tình làm nghèo dân mình, nước mình. Và nếu như cái đà ưa chuộng hàng ngọai nói chung, hàng Trung-quốc nói riêng cứ tiếp diễn như bây giờ, thì không tới ba mươi năm sau, công nghệ chế tạo, sản xuất hàng hóa trong nước ắc phải bị triệt tiêu là điều khó tránh khỏi. Tới chừng ấy, thử hỏi đất nước mình có thể giàu mạnh được không, dân tộc mình còn có gì để tượng trưng, để tự hào cho quốc hồn quốc túy của chúng ta, và chắc chắn mọi thứ khi ấy đều phải bị lệ thuộc người ngòai.

Những người như tôi thì còn sống được bao lăm nữa, thế nhưng chỉ vừa nghĩ tới sự vô tình của chúng ta đối với những ngành nghề sản xuất và chế tạo công nghệ trong nước, thì đã thấy xót xa, tim như nhói lên, như có ai bóp nát đến nghẹn ngào, nghẹt thở vậy.
Mong rằng người dân Việt chúng ta hãy thể hiện tình yêu đất nước, yêu dân tộc, yêu tổ quốc mình một cách thiết thực hơn, bằng cách dùng các sản phẩm do ngư ời Việt chế tạo, sản xuất.

Nhuận-Bảo

Bình hoa nghệ thuật Biển mênh mông nhường nào... - Gốm Sứ Minh Long 1

Đồ sứ Minh Long sẽ phục vụ khách hạng Thương gia của Vietnam Airlines

Đồ sứ Minh Long sẽ phục vụ khách hạng Thương gia của Vietnam Airlines
Ngày 20/1/2010, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Cty TNHH Minh Long I đã ký hợp đồng hợp tác sản xuất bộ dụng cụ ăn uống bằng sứ phục vụ hành khách hạng Thương gia trên các chuyến bay của Vietnam Airlines từ giữa năm 2011.

Theo ông Phạm Ngọc Minh – Tổng Giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam: “Việc đưa vào phục vụ bộ dụng cụ ăn uống thiết kế mới là một bước cụ thể hóa chương trình nâng cao chất lượng dịch vụ của Vietnam Airlines, đặc biệt là đối với hành khách hạng thương gia. Chúng tôi rất vui mừng đã lựa chọn được một đối tác uy tín của Việt Nam và tin rằng với việc hợp tác này, chất lượng các sản phẩm dụng cụ ăn uống phục vụ hành khách hạng thương gia của Vietnam Airlines sẽ được duy trì ổn định và sánh ngang với những hãng hàng không nổi tiếng trên thế giới, từng bước thực hiện mục tiêu đưa Vietnam Airlines vào nhóm 10 hãng hàng không châu Á có chất lượng dịch vụ tốt nhất”.

Phát biểu tại Lễ ký, ông Lý Ngọc Minh – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Minh Long I cho biết: “Bộ dụng cụ ăn uống với tên gọi “Hoa mai” được thiết kế riêng cho Vietnam Airlines trên nền sứ ngà sang trọng và ấm cúng, đảm bảo tính tiện dụng, hiện đại nhưng đồng thời vẫn mang đậm nét đẹp của văn hóa Việt Nam. Việc Cty TNHH Minh Long I và Vietnam Airlines đồng sở hữu bản quyền thiết kế sản phẩm thể hiện sự tin tưởng vào mối quan hệ hợp tác bền chặt giữa hai công ty, nhằm mang đến cho khách hàng những sản phẩm đẳng cấp, giữ được truyền thống, nét văn hoá bản sắc của Việt Nam, đồng thời thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Bộ dụng cụ ăn uống mới có chất liệu Ivory Porcelain, kết hợp với kỹ thuật sản xuất hiện đại đảm bảo các giới hạn chì, cadmium và tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, duy trì được hình thức trong suốt vòng đời của sản phẩm, đồng thời đảm bảo tính tiện dụng, lịch sự, sang trọng và ấm cúng trong không gian của máy bay. Việc đưa bộ dụng cụ ăn uống này vào sử dụng sẽ đánh dấu sự đổi mới hình ảnh về dịch vụ trên chuyến bay của Vietnam Airlines.

Hoàng Oanh

Hoa văn Cội Nguồn - Gốm Sứ Minh Long 1

Hồn Việt trong sản phẩm Việt - Gốm sứ Minh Long 1

Gốm sứ Minh Long I: Hồn Việt trong sản phẩm Việt

(DungHangViet.Vn) - Cách đây hơn chục năm, sự chuyển hướng trong phát triển thị trường của doanh nghiệp Gốm sứ Minh Long I - Bình Dương đã góp phần vực dậy nghề gốm sứ truyền thống của một vùng đất. Với các khẩu hiệu như "Hồn Việt trong mỗi nếp nhà” Minh Long đã góp phần nêu cao tinh thần người Việt yêu hàng Việt. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Lý Ngọc Minh – Tổng giám đốc Công ty gốm sứ Minh Long I về vấn đề này

  • Những năm 90 các sản phẩm gốm sứ Minh Long I sản xuất hầu hết để phục vụ xuất khẩu, vì sao Minh Long I lại chuyển hướng quay về khơi thông thị trường nội địa, thưa ông?
Gốm sứ Minh LongNói đến câu chuyện này thì phải nhắc lại chuyện ngày xưa khi tôi còn là một cậu bé 12 tuổi, lần đầu tiên được cha đưa đến một cuộc triển lãm gốm sứ và có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các sản phẩm gốm sứ và để thấy các sản phẩm gốm sứ Việt Nam không hề thua kém các sản phẩm gốm sứ của Nhật, Trung Quốc... Ngày đó tôi mong ước sau này lớn lên sẽ làm được những sản phẩm đẹp như những nghệ nhân trong nước vậy. Lớn lên nối nghiệp gia đình với nghề gốm sứ truyền thống, việc kinh doanh gặp thuận lợi nên tôi bắt đầu có vốn để nuôi dưỡng đam mê và mở phòng thí nghiệm để nghiên cứu. Sau khi đi một loạt các nước Nhật, Đức, Ý... những nước nổi tiếng về đồ sứ để tìm hiểu về công nghệ, thiết bị sản xuất tôi quyết định chọn công nghệ hiện đại nhất là công nghệ nung nhanh và công ty đã đầu tư hơn 2 triệu USD cho máy móc, thiết bị. Giai đoạn từ năm 1994-1996 là đỉnh cao xuất khẩu của công ty, 98% sản phẩm là để xuất khẩu và chỉ làm một số ít sản phẩm theo đơn đặt hàng trong nước. Từ năm 1991 nhiều cơ sở sản xuất gốm sứ ở Bình Dương đóng cửa, đến năm 1994 đã đóng cửa gần hết. Cám cảnh trước nghề truyền thống của tỉnh nhà đang lụi tàn vì gốm sứ trong nước bị bóp ngạt bởi sản phẩm nước ngoài và cũng từ một câu nói của một vị lãnh đạo cấp cao khi làm việc với tỉnh được tiếp trà bằng bộ trà của nước ngoài: "Tỉnh chuyên làm gốm sứ vậy mà không làm nổi bộ trà tiếp khách lại phải xài đồ ngoại!”. Sự chuyển hướng của Minh Long khi đó không ngoài mong muốn vực dậy nghề gốm sứ truyền thống của Bình Dương. Và cũng nhờ câu nói đó mà ngọn lửa đam mê trong tôi lại được thổi bùng lên. Và để có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm đa dạng như hiện nay mỗi năm Minh Long phải bỏ ra 2-4 triệu USD để đầu tư cho máy móc, thiết bị.
Gốm sứ Minh LongSản phẩm gốm sứ Minh Long I có chỗ đứng vững chắc  trong lòng người tiêu dùng Việt Nam Ảnh: XUÂN NGỌC
Không chỉ thành công trong việc chinh phục thị trường và người tiêu dùng trong nước, Minh Long I còn hợp tác với Vietnam Airlines để đẩy mạnh việc quảng bá cho thương hiệu Việt. Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm về các chiến lược kinh doanh?

Thực ra vấn đề là ở "lửa” của mỗi người, có lửa nhiệt huyết, có lửa đam mê thì lửa sẽ bùng cháy, thôi thúc bản thân vận động và dám nghĩ, dám làm. Ban đầu khi Minh Long I quyết định đầu tư trên 2 triệu USD cho công nghệ và thiết bị, đó thực sự là một "canh bạc” nhưng với sự đam mê tôi mới quyết định đem hết tiền đặt vào canh bạc này và nhờ đó Minh Long I được như ngày nay. Bản thân tôi khởi đầu từ con số 0, thuở thiếu thời có lúc không có nhà để ở, do hoàn cảnh gia đình việc học hành cũng dở dang nhưng cái gì chưa biết thì phải học, phải làm, chỉ sợ thiếu sự quyết tâm mà thôi. Ở đây công nghệ và thiết bị không phải là yếu tố quyết định thành công, mà chính người đứng mũi chịu sào phải là người có lòng nhiệt huyết và sự đam mê. Khi hợp tác với Vietnam Airlines Minh Long I đã có sẵn bộ sản phẩm bộ đồ sứ phục vụ trên máy bay mà đơn vị đã nghiên cứu trong nhiều năm. Nhưng khi Vietnam Airlines đề nghị thay đổi kiểu mẫu, chỉ trong vòng 3 tháng cả bộ máy công ty chạy hết tốc lực để cho ra đời bộ sản phẩm Hoa Mai. Nếu không có sự nhiệt huyết thì khó mà thực hiện được. Hiện nay Minh Long I đã giao xong hàng đợt 1 cho Vietnam Airlines.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực gốm sứ, Hiệp hội Gốm sứ Bình Dương đã được thành lập. Ngoài việc chia sẻ các kinh nghiệm trong nghề, giới thiệu các công nghệ mới, Hiệp hội còn hướng dẫn hội viên các thủ tục pháp lý trong sản xuất, xuất khẩu và tìm nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.

Hàng Việt về nông thôn là một trong những kênh bán lẻ hiệu quả, Minh Long I có kế hoạch phát triển kinh doanh ở thị trường nông thôn không, thưa ông?

Minh Long I đã tham gia các chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao, đơn vị chưa tham gia chương trình Hàng Việt về nông thôn vì không đủ người. Nhưng trong thời gian tới Minh Long I sẽ có kế hoạch tham gia vì đối tượng khách hàng Minh Long hướng tới phục vụ là tất cả mọi tầng lớp nhân dân. Hiện nay công ty đang đầu tư xây dựng nhà xưởng mới, sau khi hoàn thành quy mô sản xuất sẽ tăng gấp nhiều lần và chương trình Hàng Việt về nông thôn là chương trình hấp dẫn để đưa sản phẩm Minh Long I đến tận tay người tiêu dùng ở các vùng miền trong cả nước.

Xin cảm ơn ông!

Bảo HạnhNguồn: Đại đoàn kết
                  

  NGÔI NHÀ HIỆP HƯNG 
HẠNH PHÚC KHI NGẮM NHÌN - TIỆN ÍCH KHI SỬ DỤNG
www.gomsuminhlong1.com.vn,





                                                           



Đêm ca nhạc thời trang “Vũ điệu Gốm sứ”

Đêm ca nhạc thời trang “Vũ điệu Gốm sứ”
TTĐT - Tối 05-9, Đêm ca nhạc thời trang “Vũ điệu Gốm sứ” đã diễn ra tại Sân Vận động tỉnh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival Gốm sứ Việt Nam – Bình Dương 2010 (FGSVN-BD).
“Vũ điệu Gốm sứ” là đêm của sự giao thoa giữa gốm sứ và thời trang. Xuyên suốt chương trình là câu chuyện về gốm sứ, lịch sử nghề gốm cùng với sự phát triển của xã hội và con người Việt Nam của 22 làng nghề gốm sứ nổi tiếng từ Bắc vào Nam. Với sự sáng tạo của những nhà thiết kế, các sản phẩm gốm sứ của các làng nghề được thể hiện một cách sinh động qua những bộ sưu tập thời trang.

Bà Phạm Kim Dung – Tổng Giám đốc Công ty Sen Vàng (Thành viên Ban Tổ chức FGSVN-BD) chia sẻ: “Chương trình ca nhạc thời trang “Vũ điệu Gốm sứ” là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại được điểm xuyết vào lễ hội gốm sứ đầu tiên của Việt Nam. Chúng tôi đã mất khá nhiều thời gian để chọn lựa các sản phẩm gốm sứ từ nhiều làng nghề trên cả nước để sánh bước với các giai nhân, với những khúc ngợi ca về gốm sứ”.



“Vũ điệu Gốm sứ” đã giới thiệu các bộ sưu tập áo dài “Huyền thoại Rồng” của nhà thiết kế Ngô Nhật Huy, bộ sưu tập “Yếm hoa” của nhà thiết kế Thuận Yến, bộ sưu tập váy dạ hội “Bích thuỷ - Thổ hoàng” của nhà thiết kế Sơn Collection và bộ sưu tập áo dài Gốm sứ xưa và nay – “Hoả biến” của nhà thiết kế Sỹ Hoàng.

Nhân dịp này, Ban Tổ chức FGSVN-BD cũng đã trao giải cho các thí sinh đạt giải tại cuộc thi “Ý tưởng thiết kế và trang trí các sản phẩm gốm sứ” do công ty Gốm sứ Minh Long I tổ chức.

Tháng sản phẩm mới - Gốm sứ Minh Long 1

Tháng sản phẩm mới - Đem cái mới đến gần người tiêu dùng hơn
Chương trình “Tháng sản phẩm mới trong siêu thị” đã khởi động trong hai ngày 1 và 2/4/2011 vừa qua và sẽ kéo dài đến hết tháng 4. Chương trình nằm trong dự án Phát triển sản phẩm mới do Hội DN. HVNCLC thực hiện cùng 10 doanh nghiệp hạt giống như gốm sứ Minh Long, bột thực phẩm Tài Ký, bóng đèn Điện Quang, nhôm nhựa Kim Hằng, bếp ga NaMilux...
Mở đầu với ba siêu thị của hệ thống Co.op Mart (Tp HCM) là Cống Quỳnh, Nguyễn Kiệm và Xa lộ Hà Nội. Chương trình kéo dài từ 8:30 – 21:00 hàng ngày, bao gồm các nội dung như: Sampling sản phẩm; Test sản phẩm; Bốc thăm trúng thưởng với sản phẩm; MC giới thiệu sản phẩm mới và gameshow sản phẩm mới; trình chiếu các đoạn Clip giới thiệu sản phẩm mới và khảo sát ý kiến người tiêu dùng tại chỗ. Đây là hoạt động nhằm giới thiệu những sản phẩm mới của doanh nghiệp Việt Nam đến người tiêu dùng một cách gần gũi nhất với tiêu chí sản phẩm thật – dùng thật.


Đông đảo người tiêu dùng tham gia Gameshow tại siêu thị Co.op Mart Nguyễn Kiệm.
Ảnh: Thúy An


Để thị trường nhận diện cái mới

Nhiều bà nội trợ ghé thăm gian hàng sản phẩm mới đặt tại cửa ra vào của siêu thị Co.op mart Cống Quỳnh thắc mắc : “ủa cái này đâu đã có bán đâu. Mua làm sao đây?”

Tháng sản phẩm mới trong siêu thị đặc biệt ở chỗ chỉ trưng bày, sampling cũng như thử nghiệm những sản phẩm chưa tung ra thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam. Đây được coi là bước khảo sát thị trường lần cuối cùng trước khi các doanh nghiệp tung ra sản phẩm mới.

Ấn tượng với chất lượng cũng như những tính năng mới của của bộ sản phẩm mới của gốm sứ Minh Long, Bà Trịnh Thị Loan ( Nguyễn Thái Bình, Quận 1) tỏ ra tiếc nuối: “Tôi xài chén bát Minh Long cũng lâu rồi. Bữa nay thấy mới ra bộ Cỏ Tím rất đẹp và có vẻ bền, nhưng lại không bán ở đây. Chắc tôi phải qua showroom của Minh Long để mua.” Cũng vậy, sản phẩm mới của công ty Vinamit nhận được cả những lời khen cũng như sự chưa hài lòng về hương vị của hai loại sản phẩm mới có vị sôcôla và dưa lưới.

Rửa đĩa Minh Long không cần nước rửa chén. Ảnh: Hải Ninh

Nhận diện được phản ứng của khách hàng trên những sản phẩm mới là rất quan trọng, từ đó doanh nghiệp sẽ có những bước điều chỉnh sản phẩm sao cho thích hợp. Sự xuất hiện của cùng một lúc nhiều doanh nghiệp trong một chương trình quảng bá chung cho sản phẩm mới đem lại một giá trị cộng hưởng nhất định trong những không gian mua sắm của đô thị hiện đại ngày nay.

Hơn nữa, đây không chỉ là một chương trình do các nhà sản xuất thực hiện với nhau mà còn được sự hỗ trợ tích cực từ phía nhà phân phối. Ông Nguyễn Đăng Hảo – giám đốc công ty Sài Gòn Co.op Cống Quỳnh cho biết: “ Hiện nay lượng hàng hóa được bày bán trong hệ thống siêu thị có đến 90% là hàng Việt. Việc ưu tiên cho các doanh nghiệp Việt thực hiện chương trình quảng bá thương hiệu cũng như các sản phẩm đã được sự chỉ đạo của cấp quản lý hệ thống Co.op mart. Vì vậy, chúng tôi đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp có được những không gian trưng bày bắt mắt.”

Chung tay làm cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng

Nhiều bạn trẻ trong buổi chiều ngày mùng 2/4/2011 tỏ ra bất ngờ khi thấy đạo diễn Quang Dũng – một đạo diễn phim nổi tiếng và là một tân Đại sứ hàng Việt (ĐSHV) xuất hiện tại gian hàng sản phẩm mới tại Co.op mart Xa lộ Hà Nội. Trả lời thắc mắc của bạn Nguyễn Thị Hồng Hoàng, một nhân viên của khách sạn Paragon ở quận 7 về sự xuất hiện và vai trò của mình, tân ĐSHV Quang Dũng cho biết: “ Vì là Đại sứ hàng Việt nên chúng tôi sẽ tìm nhiều cách để ủng hộ cho hàng Việt. Nhưng nói không thôi thì chưa đủ nên việc đến đây để quảng bá trực tiếp cho hàng Việt cũng là một cách. Như vậy, những đại sứ như chúng tôi có thể làm chiếc cầu để nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng.”

ĐSHV - Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đóng đinh bằng chiếc ly của Minh Long
trước các bạn trẻ tại Co.op Mart Xa lộ Hà Nội. Ảnh: Hải Ninh


Theo đạo diễn Quang Dũng, hàng Việt bây giờ không phải là đã rất hay nên chỉ nói tốt về chúng. Và hơn nữa, người tiêu dùng Việt Nam cũng khá thụ động, họ sẽ không nói ra những điều mình không hài lòng về sản phẩm. Chính vì vậy, những gì các đại sứ suy nghĩ và đang thực hiện là giới thiệu những cái mà doanh nghiệp Việt đang có đến người tiêu dùng và đồng thời lắng nghe những góp ý của người tiêu dùng để chuyển tải đến nhà sản xuất. Và chính người tiêu dùng mới là người quyết đinh về chất lượng sản phẩm có tốt hay không mà thôi. Có như vậy thì thị trường mới có những sản phẩm ngày càng ưu việt hơn.

ĐSHV - Nghệ sĩ Lê Tứ và Hà Như cùng quảng bá cho sản phẩm mới tại Co.op Mart Cống Quỳnh. Ảnh: Gia Bảo

Trong cùng thời điểm đó, các ĐSHV – cặp nghệ sĩ cải lương Lê Tứ - Hà Như có mặt ở Co.op Mart Cống Quỳnh và Hoa hậu Hương Giang cũng xuất hiện ở Co.op Mart Nguyễn Kiệm để cùng doanh nghiệp giới thiệu đến người tiêu dùng sản phẩm mới. Hoa hậu Hương Giang cho biết: “Ủng hộ hàng Việt không chỉ đơn thuần tiếp sức và tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước mà còn giúp người lao động, công nhân ở các doanh nghiệp giữ vững và tăng thêm thu nhập, điều này càng có ý nghĩa quan trọng trong thời bão giá hiện nay.”

ĐSHV - Hoa hậu Hương Giang trong gian hàng sản phẩm mới. Ảnh: Phương Thảo
Hải Ninh


Chương trình giới thiệu sản phẩm mới thực hiện trong chuỗi siêu thị sẽ được tiếp tục với 3 siêu thị của Co.op mart: Lý Thương Kiệt, Phú Mỹ Hưng và Đinh Tiên Hoàng vào cuối tuần sau, ngày 8 và 9/4/2011. Kế đến, chương trình sẽ chuyển sang hệ thống siêu thị BigC vào
hai tuần cuối tháng 4.