Bạn biết gì về hàng “handmade” Minh Long I Hàng vẽ tay - Mốt thời thượng Hiện nay, đồ gốm sứ xưa cổ, truyền thống đúng nghĩa được làm thủ công luôn có một bản sắc độc đáo riêng biệt của từng văn hóa dân tộc mang tính thẩm mỹ cao và là một mặt hàng quý giá không thể thiếu đối với người chơi sưu tập. (*)
Độc đáo hàng vẽ tay Minh Long I Hàng vẽ tay Minh Long I được nung ở nhiệt độ cao 1,220-1230 OC đã tạo cho sản phẩm công ty có mặt men sứ trong, cứng, chắc, láng bóng. Còn các hoa văn được chìm dưới lớp men dày, trong suốt không mờ, không nổi cộm hạt trên bề mặt sản phẩm tạo nên chiều sâu vẻ đẹp quyến rũ dịu dàng và sang trọng mà những sản phẩm vẽ tay khác thường được nung ở nhiệt độ thấp (800oC) không thể có được. Độc đáo hơn là nghệ thuật thể hiện, những hình dáng, hoa văn trang trí trên từng sản phẩm Minh Long I thường gắn bó với thiên nhiên và cuộc sống, được các nghệ nhân tâm huyết và đam mê cách điệu bằng nhiều lối thể hiện khác nhau tạo nên những sản phẩm có sức hấp dẫn, độc đáo riêng , gợi lên những cảm xúc về sắc màu của quê hương đất nước, tình yêu, sự sum vầy và thịnh vượng cho người nào may mắn sở hữu được. Mặt khác, sản phẩm vẽ tay của Minh Long I rất đa dạng, không sản phẩm nào giống sản phẩm nào mặc dù cùng chung kiểu dáng. Và phải mất hàng tháng để một sản phẩm vẽ tay hoàn hảo được “trình làng” trước khi qua nhiều công đoạn kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng, hình thức trên từng chi tiết của sản phẩm. Sản phẩm của công ty được chính phủ Nhà nước Việt Nam chọn làm quốc phẩm để tặng khách quý trong Hội nghị ASEM 5-2005, Hội nghị thượng đỉnh APEC-2006 và Cúp Rồng Việt tặng Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đấu giá ủng hộ Quỹ vì người nghèo và được nhà nước chọn làm quốc phẩm để tặng cho các nguyên thủ quốc gia... càng minh chứng được giá trị chất lượng văn hóa tuyệt hảo trong từng sản phẩm của Minh Long I.
(*) : Bởi nó chứa đựng trong đó không chỉ vẻ đẹp của hình dáng và màu sắc mà còn có tính văn hoá, nghệ thuật , lịch sử và triết lý.
Công ty Minh Long thành lập vào năm 1970. Minh Long là cái tên được ghép từ tên của hai người bạn Lý Ngọc Minh và Dương Văn Long khi cả hai đều mới 18-20 tuổi.
1980 do chí hướng của hai ông chủ trẻ khác nhau nên Minh Long được tách ra nhưng vẫn lấy tên Minh Long để đặt tên cho cơ sở mới bởi tình cảm trân trọng nhau. Minh Long I của Lý Ngọc Minh tiếp tục theo đuổi nghề gốm sứ mỹ nghệ, còn Minh Long II của người bạn Dương Văn Long đi vào sáng tạo những sản phẩm sứ cách điện phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước. năm 1970 được lấy là năm đánh dấu sự ra đời của thương hiệu Minh Long I.
Sản phẩm Minh Long I với đầy đủ các tiêu chí: chất lượng tốt và ổn định, tính thẩm mỹ cao mang nhiều ý nghĩa, đậm tính truyền thống nhân văn và thấm đượm bản sắc dân tộc Việt Nam đã có mặt ở Hồng Kông, Pháp, Mỹ, Nhật Bản...
Ngày nay, thương hiệu Minh Long I được khẳng định bằng bộ sưu tập hơn 15,000 chủng loại. Người tiêu dùng biết đến Minh Long I không còn đơn thuần là tên của một công ty, mà nó đã là tên của một thương hiệu gốm sứ nổi tiếng của Việt Nam khi sản phẩm Minh Long I có mặt khắp nơi trên thế giới và mang nhiều bước đột phá mà chưa có hãng nào sánh kịp.
Từ một xưởng nhỏ với vài ba người làm việc, hiện nay Công ty đã có hơn 1500 công nhân và thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là : Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Tiệp Khắc, Nhật Bản,… Tổng sản lượng của công ty khoảng 70% là xuất khẩu nhưng đồng thời công ty cũng đang hướng tới việc mở rộng thị trường và gia tăng thị phần trong nước.
Với dây chuyền sản xuất tiên tiến và hiện đại mang tầm cỡ quốc tế, sản phẩm sứ Minh Long I có chất lượng rất cao và ổn định. Không những vậy, sản phẩm vừa hiện đại vừa mang đậm nét truyền thống văn hóa Việt Nam và đã được người tiêu dùng biết đến và đón nhận một cách nồng nhiệt ở thị trường trong nước và ngoài nước.
Công ty đã liên tiếp đạt hơn 20 huy chương vàng và giải thưởng WIPO của Sở Hữu Trí Tuệ ( Liên Hiệp Quốc). Không chỉ dừng ở đó mà ông Minh còn đạt được nhiều danh hiệu cao quý khác như là bằng khen của Thủ Tướng và huân chương anh hùng lao động do chủ tịch nước ban tặng.
BÀI PHÁT BIỂU VỀ CHÉN NGỌC THĂNG LONG (Nhân Đại Hội TW MTTQ Việt Nam)
Cách nay hơn 5 năm khi thấy thông tin trên báo đài Thăng Long sắp được 1000 năm tuổi, thì tôi nghĩ ngay đến khi Thăng Long làm Đại Lễ mình phải làm sản phẩm gì đó để kỹ niệm nhân sự kiện này. Làm bình hoa, làm chậu bông thì thường quá, mà làm cái cúp thì đẹp nhưng chưa đủ mới lạ, vả lại không biết mình có làm to hơn được không. Tôi nghĩ phương Tây họ có cái cúp, mà cúp là ly, còn mình thì chỉ có cái chén vậy sao không làm cái chén. Họ có cúp vàng thì ta làm chén ngọc, tên nghe cũng hay.
Từ ý tưởng đó, cách nay 3 năm, sau khi có ý tưởng, tôi bắt tay vào làm, thì mới thấy khó, vì tạo dáng như thế nào cho đẹp, nếu bắt chước phương Tây với những đường nét eo co lớn nhỏ thì sẽ ra cái cúp chứ không còn là chén, mà để y cái chén thì đâu có gì là đẹp, là sang trọng, quý phái, lãng mạn và nghệ thuật, như vậy thì chưa có gì là đột phá cả. Tôi mới nghĩ, phương Tây họ thường cho 2 con linh vật chầu hai bên cúp; bây giờ mình cho 3 con linh vật ở dưới cõng lên, ý nghĩa vừa hay lại mới lạ và nghệ thuật, lại vừa đẹp mắt vả lại bố cục lại chắc chắn. Nghĩ như vậy tôi mới cho làm 3 con rồng; 3 con rồng tôi cho làm là rồng đời Lý-Trần vừa rồng vừa phượng (phượng là tiên) có nghĩa con rồng cháu tiên, 3 con linh vật tượng trưng 3 miền mà cõng cái chén có nghĩa là gánh vác Sơn Hà (đất nước) với cái thế vững như kiềng ba chân.
Khi làm đến thân chén tôi lại tìm không ra đề tài trang trí cho phù hợp. Nghĩ mãi không biết vẽ cái gì cho có ý nghĩa và xứng tầm. Cuối cùng tôi quyết định vẽ lên quá trình hình thành Thăng Long - Hà Nội, vẽ 2 cảnh, cảnh thứ nhất là Thăng Long 1000 năm trước với cảnh mô phỏng theo sách vở có Hồ Hoàn Kiếm, Hoàng Thành Thăng Long, với cảnh tàu thuyền tấp nập trên Sông Hồng, cảnh buôn bán chợ búa sinh hoạt khi xưa. Cảnh thứ 2 tôi cho vẽ cảnh Hà Nội ngày nay với cột cờ Lăng Bác, Chùa Một Cột, Văn Miếu Quốc Tử Giám, cầu Thê Húc, Phủ Chủ Tịch.v.v. Điểm đặc biệt Hà Nội ngày nay với cao ốc thành phố với dáng vẻ thủ đô hiện đại.
Có ý tưởng rồi khi bắt tay thực hiện mới thấy trăm muôn ngàn khó. Việc khó thứ nhất là tạo hình, 3 con linh vật mảnh mai thì làm sao cõng nổi cái chén. Nếu đủ sức chịu lực thì thô kệch, không đẹp. Khi tiến hành nung cái chén vì chỉ có 3 điểm chịu lực nên lúc nung nó méo; lúc nguội do bên dưới là hình khối, nhiệt thoát ra không được nên sinh ra ứng lực bể vỡ, chén thì cạch nứt do trên dưới không đồng dạng; chưa nói đến trọng lực đè lên 3 con linh vật chịu không nổi, sẽ sụm đổ, nghiêng ngửa, do đó phải khắc phục từng việc một, khó khăn vô cùng. Trong 3 năm liền chúng tôi làm ra không biết bao nhiêu sản phẩm đều hư bỏ, tôi tưởng chừng như không có lối thoát.
Bên cạnh cái khó tạo hình như trên, việc trang trí bằng cách nào, màu gì, kỹ thuật nào đổ vừa đẹp, vừa có tính đột phá trong mỹ thuật và kỹ thuật để xứng đáng là quà Đại Lễ cũng là việc thật là nhức đầu. Cuối cùng, tôi chọn cách khắc họa để làm nổi hình ảnh lên và dùng kỹ thuật vẽ dưới men nung nhiệt độ cao với màu xanh cobalt truyền thống và nung hoàn nguyên, vì tôi nghĩ rằng đồ sứ từ cổ chí kim màu xanh coblat là màu đẹp nhất, xưa nhất và quý phái, sang trọng mà không phô trương, không lỗi thời với vẻ đẹp trường cửu.
Sau 3 năm làm việc miệt mài cải tiến khắc phục liên tục với một nhóm khoảng 5 nghệ nhân làm liên tục, có khi làm cả ban đêm. Cuối cùng trời không phụ lòng người, sau biết bao khó khăn mệt nhọc thầy trò chúng tôi như bay bổng trên mây khi thấy sản phẩm đã thành công một cách hoàn chỉnh. Đứng ngẫm nghĩ tôi cũng không biết tại sao mình làm được việc mà tưởng chừng không có cách nào hết, có lúc tưởng chừng như phải bỏ cuộc.
Song song với lúc làm chén ngọc, chúng tôi lại sợ chén ngọc lỡ kỹ thuật hoặc mỹ thuật không đạt thì sao, chẳng lẽ không có sản phẩm gì hết, nên chúng tôi cũng bắt tay làm tiếp một cái cúp khác cho chắc ăn. Cái khó khăn của chiếc cúp lần này cũng bắt đầu từ tạo hình, vì trên thế giới từ cổ chí kim chưa có hãng nào làm chiếc cúp mà không ráp nối nhiều đoạn. Sau khi nung xong, họ phải dán keo ráp lại rồi bắt ốc cho dính chắc vào nhau. Ở xa thì thấy được, nhìn gần những vết ráp trông rất thô kệch, làm xấu chiếc cúp nhưng đến giờ kỹ thuật chưa ai giải quyết được. Lý do hết sức đơn giản, cái cúp đẹp là nhờ chiếc yêu nó nhỏ, như cái eo của cô thiếu nữ, nếu cho nó to ra thì thô, mà sứ khi nung lên nhiệt độ cao thì nó mềm bởi chuyển pha thủy tinh để hóa sứ, và trọng lượng trên mà càng lớn càng nặng đè xuống thì bên dưới sẽ không chịu nổi; cho nên nó sẽ bị nghiêng đổ. Còn nếu làm cúp như nước ngoài đang làm thì có 3, 4 đoạn, nung xong ráp lại có dấu lắp ráp thì cũng không đẹp.
Trước đây, năm 2005 tôi đã làm 1 cái cúp, đó là cúp Rồng Việt tặng UB Mặt Trận Tổ Quốc đấu giá gây quỹ vì người nghèo, lúc đó thì cái cúp chỉ mới 6 tấc nhưng khi ấy đã là 1 kỹ lục vì chưa ai làm được 3 tấc mà không ráp, chiếc cúp 6 tấc liền một khối sau khi nung xong đối với tôi là một sự đột phá trong kỹ thuật, một thành công lớn lúc bấy giờ. Nhưng nếu làm lại ở cỡ 6 tấc thì thấy không xứng tầm với sự kiện Thăng Long 1000 năm, nên tôi cố gắng phải lập kỷ lục mới. Con số tôi chọn cũng là con số 8 vì nghĩ số 8 có nghĩa là phát, là tốt nên làm cao lên 8 tấc.
Cái cúp cũng như cái chén, lúc tạo hình thì cũng thật là nhiêu khê. Thân cúp đã lớn cộng thêm 2 quai rồng 2 bên lúc chưa nung tổng trọng lượng gần 20kg đè lên cái eo nhỏ đường kính chỉ 8cm đến 10cm là điều không thể nào tưởng tượng được trong khi nung. Và trang trí thế nào cho ý nghĩa cũng là một việc rất khó.
Chính diện chúng tôi chọn Rồng - cũng là rồng phượng ( vừa rồng vừa tiên) với dáng vẻ uy nghi của một vì vua, chung quanh có sáu con rồng chầu như lúc vua lâm triều có bá quan văn võ, và bên trên có 2 con rồng quấn quýt nhau như sự thương yêu đoàn kết, cộng lại cũng tượng trưng con số 8. Mặt sau tôi chọn hoa sen với lối vẽ cách điệu tượng trưng là Hậu, với những con rồng chung quanh như mặt trước với ý nghĩa con cháu xum vầy và luôn luôn trung hiếu. Cái cúp khi hoàn thành đối với tôi cũng như là một chiến tích, 1 sự tự hào dân tộc vì đã làm được việc mà chắc chắn lịch sử ngành gốm sứ thế giới phải ghi vào như là một kỷ lục, một sự đột phá mới trong kỹ thuật; việc tưởng chừng như không tưởng mà thành hiện thực, mấy ai dám nghĩ là mình ngày nay có thể làm được. Đối với tôi thì đây là một sự may mắn, là phần thưởng cho người đam mê nghề nghiệp; do vậy tôi đặt tên cúp này là cúp Lạc Hồng.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, toàn dân hướng về Đại Lễ Thăng Long 1000 năm, là Ủy viên đoàn Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, tôi muốn dâng thành quả kể trên gồm 1 chén ngọc Thăng Long và 5 chiếc cúp Lạc Hồng để chào mừng Đại Hội TW Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam để làm quà tặng nhân Đại Lễ Thăng Long Hà Nội 1000 năm. Chén ngọc Thăng Long dành tặng nhân dân Việt Nam và UBND Thành Phố Hà Nội, 5 chiếc cúp dành tặng Phủ Chủ Tịch, Phủ Thủ Tướng, Văn Phòng TW Đảng, Văn Phòng Quốc Hội và Ủy Ban MTTQVN. Mong nhận được sự hoan hỹ đón nhận của mọi người. Cuối cùng tôi xin chúc Đại Hội thành công tốt đẹp. Chúc cho quý vị đại biểu dồi dào sức khỏe, vui vẽ, hạnh phúc và thành đạt./.
Tổng Giám Đốc Công Ty TNHH MINH LONG I Lý Ngọc Minh[/COLOR]